Trong đời sống hàng ngày Mồi (tâm lý học)

Mồi được cho là đóng vai trò quan trọng trong hình thành khuôn mẫu.[13] Điều này là do sự chú ý đến một phản ứng làm tăng các tần số của phản ứng đó, ngay cả khi không mong muốn.[14] Nếu những đặc tính như "ngu ngốc" hoặc "thân thiện" được gán cho một người thường xuyên hoặc gần đây, những đặc tính này có thể được dùng để giải thích hành vi của anh/cô ta. Một cá nhân không nhận thức được quá trình này, và có thể dẫn đến hành vi đó không đồng nhất với điều anh/cô ta tin tưởng.[15]

Điều này có thể xảy ra ngay cả khi chủ thể không nhận ra mồi. Một ví dụ về điều này được thực hiện bởi Bargh et al. vào năm 1996. Đối tượng được mồi với những từ liên quan đến những khuôn mẫu của người già (dụ: Florida, hay quên, nhăn). Trong khi những từ này không đề cập đến tốc độ hoặc sự chậm chạp, những người được mồi đi chậm hơn khi ra khỏi buồng thí nghiệm so với những người đã mồi với những kích thích trung lập. Hiệu ứng tương tự đã được quan sát với những kích thích thô lỗ và lịch sự: những ai được mồi với những từ thô lỗ thường ngắt lời điều tra viên hơn những người được mồi với những từ trung lập, và những người được mồi với những từ lịch sự là ít ngắt lời nhất.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mồi (tâm lý học) http://blogs.discovermagazine.com/notrocketscience... http://www.nature.com/news/replication-studies-bad... http://www.nature.com/polopoly_fs/7.6716.134927130... //www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2435044 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/18568084 //www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/8765481 //dx.doi.org/10.1016%2F0013-4694(85)90008-2 //dx.doi.org/10.1027%2F0044-3409.215.1.35 //dx.doi.org/10.1037%2F0022-3514.71.2.230 //dx.doi.org/10.1037%2F0022-3514.81.6.1014